XIN CHÀO
Chào mừng đến với CAFE BITCOIN! Chúng tôi đang thực hiện sứ mệnh giáo dục cộng đồng về những tiềm năng tiến bộ to lớn của tiền mã hóa và công nghệ blockchain. Trên trang web này, bạn sẽ tìm thấy hơn 300 bài viết về đủ loại chủ đề, từ khoa học máy tính cho đến kinh tế học.
Chúng tôi biết mọi thứ sẽ vô cùng khó khăn nếu bạn là người mới. Hướng dẫn ở đây sẽ giúp bạn làm quen với một số khái niệm cơ bản để bạn có thể bắt đầu cuộc hành trình vào thế giới blockchain của mình.
Không để mất thời gian thêm nữa, hãy bắt đầu tìm hiểu thôi nào.
Tiền mã hóa là gì?
Tiền mã hóa là một hình thái kỹ thuật số của tiền tệ. Bạn có thể sử dụng nó để thanh toán hầu bao cho bạn bè, mua một đôi tất mới mà bạn đã để ý từ lâu, hoặc đặt vé máy bay hay phòng khách sạn cho kỳ nghỉ của mình. Vì tiền mã hóa là một dạng tài sản kỹ thuật số, cho nên bạn có thể gửi nó đến người thân và gia đình ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Vậy nó cũng giống như PayPal hay chuyển khoản ngân hàng thôi mà, đúng không? Không hẳn là như vậy. Nó thú vị hơn rất nhiều!
Bạn thấy đó, các cổng thanh toán trực tuyến truyền thống đều thuộc quyền sở hữu của những tổ chức lớn. Họ sẽ nắm giữ tiền thay cho bạn, và bạn sẽ phải yêu cầu họ chuyển tiền thay mặt cho mình mỗi khi muốn tiêu dùng.
Với tiền mã hóa thì chẳng có tổ chức trung gian nào ở đấy cả. Bạn, bạn bè của bạn và hàng nghìn người khác có thể tự đóng vai làm ngân hàng của chính mình thông qua việc chạy những phần mềm miễn phí. Máy tính của bạn sẽ được kết nối thẳng đến máy tính của những người khác, đồng nghĩa với việc giao dịch sẽ được thực hiện trực tiếp – không cần phải qua trung gian!
Để sử dụng tiền mã hóa, bạn không cần đăng ký địa chỉ email và mật khẩu trên một trang web nào cả. Bạn có thể tải xuống các ứng dụng hỗ trợ tiền mã hóa về smartphone và bắt đầu gửi nhận tiền chỉ sau ít phút.
Vì sao lại gọi là tiền mã hóa?
Cái tên tiền mã hóa là sự kết hợp giữa mã hóa trong mật mã học và tiền tệ. Với tiền mã hóa, các phương thức mã hóa phức tạp sẽ được sử dụng để bảo vệ quỹ tiền, đảm bảo không ai khác ngoài chủ sở hữu có thể sử dụng chúng.
Bạn không cần phải hiểu tất cả những điều này – những ứng dụng bạn sử dụng sẽ làm điều đó thay cho bạn. Bạn sẽ không cần phải nắm rõ cơ chế hoạt động của những thứ đằng sau.
Do đó, loại tiền tệ internet này không do một cá nhân đơn lẻ nào sở hữu và sử dụng mật mã học để bảo vệ hệ thống. Nhưng chẳng phải chúng ta đã có sẵn các ứng dụng thanh toán rồi đúng không, vậy tại sao lại phải quan tâm đến tiền mã hóa nữa?
Bởi vì nó
Không cần cấp quyền: Không ai có thể ngăn không cho bạn sử dụng tiền mã hóa cả. Trong khi đó, các dịch vụ thanh toán tập trung thì lại có thể đóng băng tài khoản hoặc chặn đứng giao dịch của bạn một cách dễ dàng.
Chống kiểm duyệt: Do thiết kế phi tập trung của mạng lưới, tin tặc hay những kẻ tấn công khác sẽ không tài nào có thể đánh sập nó.
Một phương thức thanh toán nhanh chóng và ít tốn kém: Khi bạn thực hiện một giao dịch với một người ở bên kia quả đất, tiền của bạn sẽ được chuyển đến họ chỉ sau vài giây – với chi phí bằng một phần nhỏ so với chuyển tiền quốc tế.
Thế còn tiền mã hóa Bitcoin mà người ta nhắc đến rất nhiều là gì? Đó là đồng tiền mã hóa đầu tiên, và tính đến thời điểm hiện tại vẫn là đồng tiền mã hóa được sử dụng phổ biến nhất.
Ai đã phát minh ra Bitcoin?
Kỳ lạ thay, chúng ta không thật sự biết được ai là người đã phát minh ra Bitcoin cả. Chúng ta chỉ biết đến họ thông qua bí danh Satoshi Nakamoto mà thôi. Satoshi có thể là một người, hay một nhóm các lập trình viên, hoặc nếu bạn tin vào các thuyết âm mưu, thì có thể là người ngoài hành tinh, người du hành thời gian hoặc một cơ quan chính quyền bí mật.
Satoshi đã đăng tải một tài liệu dài 9 trang vào năm 2008, diễn giải chi tiết cách hoạt động của hệ thống Bitcoin. Ít tháng sau, phần mềm của Bitcoin được ra mắt.
Bitcoin cung cấp nền tảng cho nhiều đồng tiền mã hóa khác. Một số sử dụng chung phần mềm với đồng tiền này, trong khi số khác lại áp dụng một hướng tiếp cận hoàn toàn mới. Được rồi, vậy thì đâu là điểm khác biệt giữa những đồng tiền mã hóa như vậy?
Sẽ mất vài tuần để có thể tổng hợp một danh sách tất cả điểm khác biệt giữa các đồng tiền mã hóa. Có những đồng tiền sở hữu tốc độ nhanh hơn, một số thì đề cao tính riêng tư, số khác thì xem trọng vấn đề bảo mật, và một số đồng tiền thì có thể lập trình được.
Trong lĩnh vực tiền mã hóa, bạn sẽ hay nghe người ta nói: Do Your Own Research (viết tắt là DYOR), có nghĩa là “Hãy tự mình nghiên cứu đi”. Chúng tôi không có ý thô lỗ khi nói thẳng như vậy. Câu nói này ám chỉ việc bạn không nên tin tưởng 100% vào chỉ một nguồn thông tin.
Trước khi đầu tư vào một dự án nào đó, hãy đảm bảo rằng bạn đã nghiên cứu dự án đó kỹ lưỡng.
Các đồng tiền mã hóa tồn tại dưới đủ “muôn hình vạn trạng”!
Nếu bạn muốn tìm hiểu về các đồng coin và token khác nhau, chúng tôi đã tổng hợp sẵn cho bạn một danh sách trên Blog Cafe Bitcoin:
- Bitcoin là gì? (vua của các đồng tiền mã hóa)
- Ethereum là gì? (mạng máy tính phân tán)
- Monero là gì? (dành cho những ai quan tâm đến các đồng tiền riêng tư)
Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ đề cập đến loại công nghệ làm nền tảng cho rất nhiều đồng tiền mã hóa, được biết đến với tên gọi blockchain.
Blockchain là gì?
Đừng cảm thấy bị ngợp bởi những thuật ngữ mà người ta thường sử dụng để mô tả về “blockchain”. Blockchain chỉ là một cơ sở dữ liệu. Bản chất của nó cũng không quá phức tạp – bạn có thể tạo nó trên một bảng tính mà không phải mất quá nhiều công sức.
Các cơ sở dữ liệu này có nhiều điểm đặc biệt. Đầu tiên là blockchain chỉ có thể tăng lên. Điều này có nghĩa là bạn chỉ có thể thêm thông tin – bạn không thể chọn một ô và xóa dữ liệu đã có sẵn ở đó, hoặc chỉnh sửa nó theo bất kỳ cách nào.
Điểm thứ hai là mỗi bộ dữ liệu thêm vào (gọi là một block hay là “khối”) cơ sở dữ liệu sẽ có liên kết mật mã học với khối trước. Nói một cách đơn giản, mỗi bộ dữ liệu phải có chung một dấu vân tay kỹ thuật số (hash) với khối trước.
Và đơn giản chỉ vậy thôi! Vì các block được liên kết với nhau, tập hợp của chúng sẽ là một chuỗi các khối. Hay như người ta thường gọi là blockchain – chuỗi khối.
Blockchain là bất biến: Nếu bạn thay đổi một khối, dấu vân tay đi với nó cũng sẽ thay đổi. Và vì dấu vân tay đó sẽ phải xuất hiện trong khối tiếp theo, khối tiếp theo cũng sẽ thay đổi. Và điều tương tự sẽ lặp lại với những khối sau đó trong chuỗi. Bạn sẽ tạo ra một hiệu ứng domino, mọi thay đổi đều được phản ánh rõ ràng. Bạn sẽ không thể thay đổi thông tin mà không khiến người khác phải chú ý.
Đã hết chưa?
Bạn đang cảm thấy bị ngợp kiến thức? Không sao cả. Thứ công nghệ ở đây không đơn giản như là Google Sheets. Bất kỳ ai cũng có thể tải xuống block từ những người khác trên mạng lưới để tạo các bản sao blockchain trên máy tính của họ. Đó là chức năng của phần mềm mà chúng tôi đã đề cập ở trên.
Giả sử bạn và Alice, Bob, Carol cùng Dan đang chạy phần mềm. Bạn nói “Tôi muốn gửi 5 đồng coin cho Bob.” Bạn gửi thông tin này đến tất cả những người khác, nhưng tiền sẽ chưa được gửi đến Bob ngay.
Cùng lúc đó, Carol cũng quyết định gửi cho Alice 5 đồng coin. Cô ấy gửi thông tin này đến toàn mạng lưới. Vào một thời điểm, một người dùng có thể thu thập đủ thông tin để tạo nên một block.
Nếu có người tạo block, thì điều gì sẽ ngăn không cho họ gian lận?
Bạn có thể tạo một block có chứa thông tin “Bob gửi cho tôi 1 triệu coin.” Hoặc mua xe Lamborghini và áo lông thú từ Carol bằng những đồng tiền mà bạn thực chất không có.
Đó không phải là cách mọi thứ hoạt động. Nhờ mật mã học, lý thuyết trò chơi và một thứ gọi là thuật toán đồng thuận, hệ thống sẽ ngăn không cho bạn sử dụng đồng tiền mà bạn không thực sự sở hữu.
Bạn đã biết hết về những thứ ở trên và chỉ muốn học cách giao dịch với đầu tư? Hãy chuyển sang phần tiếp theo.
Giao dịch
Có thể bạn đã biết là tiền mã hóa và blockchain hiện đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dễ thấy rằng một trong những công dụng lớn nhất của chúng lúc này là để đầu cơ.
Giao dịch thường là cách tiếp cận nhanh nhất để kiếm tiền. Nhà đầu tư có thể dễ dàng mở và đóng các vị thế tiền mã hóa. Nhưng làm thế nào để biết thời điểm nên vào hay ra thị trường?
Một trong những cách thông thường để hiểu thị trường tiền mã hóa là thông qua phân tích kỹ thuật (TA). Các nhà phân tích kỹ thuật sẽ nhìn vào biến động giá, đồ thị và các dạng dữ liệu khác để tìm tín hiệu kiếm tiền.
Có lẽ bạn đang nóng lòng muốn bắt đầu giao dịch ngay. Trên lý thuyết thì bạn đã có thể làm như vậy. Nó vô cùng đơn giản! Tuy nhiên, giao dịch không phải là lĩnh vực dành cho những tay mơ! Chúng tôi sẽ phải mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị cho bạn tất cả những gì cần biết để giao dịch.
Hãy học bí quyết để thành thạo đồ thị giá!
Chúng tôi đã chuẩn bị cho bạn những bài viết để bắt đầu:
May thay, chúng tôi còn tạo sẵn một bộ hướng dẫn chuyên sâu dành cho những ai mới bắt đầu! Nó bao gồm gần như mọi thứ (thậm chí còn nhiều hơn) bạn cần biết để giao dịch tiền mã hóa:
Khi nào bạn có thể đọc thuộc làu làu bài viết này khi bị đánh thức vào lúc 5 giờ sáng, bạn mới được phép bước đến các chủ đề tiếp theo:
- Hướng dẫn về Quản lý rủi ro dành cho Người mới bắt đầu
- Hướng dẫn về các Chiến lược Giao dịch Tiền mã hóa dành cho Người mới bắt đầu
- 5 Chỉ báo quan trọng nhất trong Phân tích kỹ thuật
- 12 Kiểu hình Nến giá thường dùng nhất trong Phân tích kỹ thuật
- 7 Sai sót thường gặp phải trong Phân tích kỹ thuật (TA)
Đầu tư
Nhà đầu tư có thể lập các vị thế dài hạn dựa trên các yếu tố cơ bản của khoản đầu tư. Ví dụ như là lợi nhuận mà công ty kiếm được. Dù tiền mã hóa là một lớp tài sản mới xuất hiện và có nhiều đặc tính độc nhất, song chúng cũng có thể được nhìn nhận theo góc độ tương tự.
Nhiều nhà đầu tư Bitcoin thường theo trường phái “HODL”. Tức là họ cực kỳ tin tưởng vào khả năng thành công của Bitcoin đến nỗi họ sẵn sàng nắm giữ nó trong một khoảng thời gian dài mà không hề có ý định bán. Nhưng đừng quá tin những gì họ nói! Hãy đọc hướng dẫn về Bitcoin của chúng tôi và tự đưa ra quyết định của bạn.
Sau khi đã đọc, bạn có thể chọn trở thành một HODLer Bitcoin hoặc là không. Bạn có thể trở thành nhà đầu tư vào Bitcoin chỉ sau vài phút. Chỉ cần truy cập trang Mua Tiền mã hóa và làm theo hướng dẫn.
Quá trình đăng ký sẽ vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Bạn cũng không cần phải mua số lượng lớn. Bạn có thể bắt đầu đầu tư với số tiền chỉ 15 USD! Vậy nên bạn cần để ý điều gì khi đầu tư tiền mã hóa?
Đầu tư Tiền mã hóa 101
Nếu bạn muốn đầu tư tiền mã hóa, những bài viết sau sẽ giúp bạn bắt đầu:
Thu nhập thụ động
Chúng ta đã nói về giao dịch và đầu tư. Những hoạt động này đòi hỏi rất nhiều thời gian, điều mà không phải ai cũng có. Nếu bạn là một người bận rộn, chúng tôi có những lựa chọn kiếm tiền khác dành cho bạn.
Warren Buffett, một trong những nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đại, đã từng nói: “Nếu bạn không tìm được cách kiếm tiền ngay cả khi đang ngủ, bạn sẽ phải làm việc cho đến lúc chết.”
Tin tốt đây, thế giới tiền mã hóa có nhiều cơ hội kiếm thu nhập thụ động. Bạn có thể sử dụng tài sản tiền mã hóa của mình để kiếm thêm tiền mã hóa khác!
Vậy sao mọi người không làm như vậy? Có lẽ là họ chưa biết đến nó. Nhưng giờ thì bạn đã biết rồi đó!
Một trong những cách để kiếm thu nhập thụ động là cho vay tài sản mã hóa của bạn cho những người khác. Đổi lại, họ sẽ trả lãi vay cho bạn.
Ngoài ra, bạn có thể đã nghe nói về đào Bitcoin. Nó là hoạt động sử dụng nhiều máy tính ồn ào và đắt tiền để nhận phần thưởng Bitcoin. Tuy nhiên, có những cách khác để bảo mật mạng lưới tiền điện tử. Một trong số đó là thông qua một quá trình được gọi là staking. Và cảnh báo spoiler, nó không liên quan đến thịt.
Staking là gì?
Nói một cách đơn giản, staking có nghĩa là nhận được phần thưởng cho việc khóa tiền của mình lại. Vì vậy, nếu bạn đầu tư vào một đồng tiền hỗ trợ staking, bạn có thể tích lũy lượng nắm giữ lớn hơn theo thời gian. Đọc thêm về các bài viết này:
Bao nhiêu đây kiến thức sẽ giúp bạn nhanh chóng gia tăng vốn hiểu biết của mình!
Hy vọng rằng bạn có thể rời khỏi hướng dẫn này với vốn hiểu biết rõ ràng hơn về tiền mã hóa và cách thức hoạt động của nó. Trên Blog Cafe Bitcoin, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều bài viết, từ hướng dẫn cho người mới bắt đầu đến tổng quan về các chủ đề nâng cao hơn.