Giao thức Hashflow (HFT) là một nền tảng DEX được phát triển để tập trung vào khả năng tương tác, giảm thiểu sự trượt giá đồng thời tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Tổng quan về giao thức Hashflow (HFT)
Các AMM đã góp phần cho sự bùng nổ của thị trường DeFi trong năm qua. Tuy nhiên, bản thân các AMM này vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết. Một trong những nhược điểm của các mô hình AMM hiện tại là sự trượt giá (slippage) và tính kém hiệu quả của việc sử dụng vốn. Gần đây nhất, BeInCrypto cũng đã chia sẻ với độc giả về một mô hình AMM mới từ dự án Osmosis zone (OSMO), được Binance lựa chọn để đưa vào Innovation zone.
Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về một mô hình AMM khác cũng được Binance đưa vào Binance Launchpoool, Hashflow (HFL).
1. Giao thức Hashflow là gì?
Hashflow là một giao thức kết nối người dùng trên chuỗi với các nhà tạo lập thị trường tiền điện tử hàng đầu. Nói cách khác, nó là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX), tập trung vào khả năng tương tác, giảm thiểu sự trượt giá và tăng hiệu quả sử dụng vốn. Hashflow là một DEX chuỗi chéo hoạt động trên mạng Ethereum, BNB Chain, Polygon, Avalanche, Optimism và Arbitrum. Nó cho phép các nhà giao dịch giao dịch bất kỳ tài sản nào trên bất kỳ chuỗi nào chỉ trong vài giây.
Không giống như các sàn giao dịch khác, Hashflow không tính phí hoa hồng và thực hiện tất cả các giao dịch thông qua Hashflow exchange ở mức giá hiển thị. Hashflow thu hút người dùng bằng Hashverse. Đây là một DAO hỗ trợ người dùng có thể stake mã thông báo, hoàn thành nhiệm vụ và kiếm HFT token (token gốc của giao thức Hashflow) cũng như các NFT khác.
2. Hashverse
Ở phần trên, BeInCrypto đã chia sẻ phần nào về Hashverse. Tại đây, người dùng sẽ có thể tiếp cận với bộ sưu tập Hashflow NFT “Enter the Hashverse”. Bộ sưu tập 5,000 Hashflow NFT này hiện đã có mặt trên Magic Eden NFT marketplace. Với Hashverse, người dùng có thể:
- Stake HFT token, chọn nhân vật và tham gia kháng chiến. Sử dụng quyền biểu quyết của bạn để xác định số phận của Hashverse.
- Hoàn thành các nhiệm vụ, mở rộng Hashverse vượt qua thử thách để kiếm được phần thưởng.
- Thu thập hiện vật để phát triển nhân vật, tăng XP và kiếm HFT. Trao đổi hiện vật với bạn bè của bạn để tăng cường sức đề kháng.
3. Cách thức hoạt động của giao thức Hashflow là gì?
Như BeInCrypto đã chia sẻ ở trên, trong vai trò một DEX, giao thức Hashflow kết nối người dùng với các thị trường tiền điện tử hàng đầu. Khác với các AMM khác như giao thức Osmosis, Hashflow hoạt động giống như phương thức sổ lệnh (order book). Việc định giá được thực hiện ngoài chuỗi và giao dịch được thực hiện trên chuỗi.
Về cơ bản, cách thức hoạt động của Hashflow protocol là người dùng phải liên kết ví của mình với Hashflow, nhập số tiền họ muốn giao dịch, sau đó xem báo giá. Sau khi người dùng chấp nhận, đơn đặt hàng sẽ được gửi, xác thực và được thêm vào mạng Hashflow. Các AMM ở đầu bên kia sẽ cung cấp các bảng báo giá. Sau khi AMM ký nó, thỏa thuận sẽ được hoàn tất mà không bị trượt giá.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của Hashflow là gì, bạn có thể hình dung thế này. Giao thức Hashflow có một bộ định tuyến đặt hàng được tích hợp sẵn. Trong quá trình người dùng thực hiện giao dịch, nếu một AMM nào đó cung cấp mức giá tốt hơn, nó sẽ phân phối đơn đặt hàng thông qua AMM đó.
4. Ưu điểm chính của giao thức Hashflow là gì?
- Tiết kiệm chi phí: Mức phí giao dịch được thực hiện thông qua Hashflow protocol khá rẻ (rẻ hơn đến 50% so với Uniswap). Mức phí rẻ này đơn giản vì Hashflow không phải làm bất cứ điều gì khác. Không giống như 0x hay Uniswap, Hashflow chỉ cần xác minh chữ ký từ các AMM và thực hiện giao dịch, không có đường cong (curve), không định tuyến trên chuỗi…
- Khả năng chống lại MEV (miner-extractable value): Bằng việc Hashflow định giá dựa trên chữ ký nên điều này cũng giúp hạn chế được front running hay sandwich attack (là khi một nhà môi giới hoặc một thực thể khác tham gia giao dịch vì họ đã biết trước một giao dịch không công khai lớn sẽ ảnh hưởng đến giá của tài sản, dẫn đến khả năng thu lợi tài chính cho họ).
- Hỗ trợ các permissionless market making pool: Điều này có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể phân bổ vốn cho các chiến lược xây dựng thị trường này. Các chiến lược tạo thị trường tốt nhất có thể được kết hợp với vốn và tất cả những điều này mang lại hiệu quả sử dụng vốn cao hơn nhiều so với bất kỳ AMM nào.
5. Những ai đã đầu tư vào Hashflow?
Theo dữ liệu BeInCrypto ghi nhận từ Crunch Base, từ năm 2020 đến nay, đã có khoảng 27 nhà đầu tư đầu tư vào Hashflow qua 3 vòng khác nhau. Tổng số tiền Hashflow đã huy động được đến nay dừng ở con số hơn 28 triệu USD. Cụ thể:
- Ngày 10/5/2020, LedgerPrime đầu tư vào Hashflow thông qua vòng Seed với số tiền không được công bố.
- Ngày 29/4/2021, Alameda Research cùng 8 nhà đầu tư khác đầu tư vào Hashflow ở vòng Seed với số tiền 3.2 triệu USD.
- Ngày 21/7/2022, Altonomy cùng 16 nhà đầu tư khác đầu tư vào Hashflow tại vòng Series A với số tiền 25 triệu USD.
Tổng quan về Hashflow tokenomics
1. Thông tin chung về Hashflow token
Như BeInCrypto đã chia sẻ trước đó, Hashflow protocol là dự án thứ 31 được giới thiệu trên Binance Launchpool. Không/chưa có sự kiện Hashflow airdrop cho người dùng đến thời điểm hiện tại. Đổi lại, người dùng có thể stake Binance Coin (BNB) hoặc Binance USD (BUSD) để farm HFT coin.
Ngoài ra, theo như thông báo từ giao thức Hashflow Crypto, HFT token sẽ được ra mắt và niêm yết trên Binance Innovation zone (tương tự như Osmosis protocol) từ ngày 07/11/2022. Sau đó, người dùng có thể giao dịch với các cặp HFT/BTC, HFT/BUSD và HFT/USDT trên Binance. Ở thời điểm BeInCrypto viết bài này, người dùng hiện chỉ có thể giao dịch HFT trên sàn Binance hoặc MEXC với cặp HFT/USDT.
Mới đây nhất, một loạt sàn giao dịch như KuCoin, Huobi, Poloniex, BitGet… cũng đã thông báo về việc niêm yết Hashflow coin từ ngày 07/11/2022.
2. Kế hoạch phân bổ Hashflow token (HFT)
Theo ghi nhận của BeInCrypto, trong Hashflow tokenomics, HFT token sẽ được phân phối như sau:
- Core team (19.32%): Nhóm sáng lập và nhân viên phát triển giao thức Hashflow.
- Nhà đầu tư (25%): Các nhà đầu tư ban đầu hỗ trợ giao thức.
- Phát triển hệ sinh thái (53.18%): Đây là một nhóm tổng hợp bao gồm kho bạc cộng đồng, phần thưởng cho các thành viên cộng đồng và người dùng ban đầu và phân bổ cho các nhà tạo lập thị trường đã giúp cung cấp tính thanh khoản ban đầu trong Hashflow.
Đối với lượng HFT coin phân bổ cho phát triển hệ sinh thái, chi tiết sẽ được phân bổ như sau:
- 18.54% cho Ecosystem Partner.
- 13.08% cho Community Reward (NFT + Rake the Reward + Exchange Distribution).
- 9.54% cho Future Community Reward.
- 7.50% cho Designated Market Maker Loan.
- 2.52% cho Vendor and Early Service Provider.
- 1% cho Community Treasury.
- 1% cho Hashverse Reward.
Lời kết
Theo một thống kê từ chính Binance, tỷ lệ ROI của các dự án từ Launchpool trong năm 2021 lên tới hơn 50%. Là dự án thứ 31 được đưa lên Binance Launchpool, đó là lý do tại sao mà Hashflow protocol đã và đang trở thành điểm sáng tiếp theo, thu hút được sự chú ý của người dùng.